Nghệ Thuật Ngày Thường
Abstract
“Trong nghệ thuật, hình như có hai luồng suy nghĩ; Hoặc là nghệ thuật nhất thiết phải có tính dân tộc, hoặc là điều ấy không còn cần thiết nữa khi thế giới đang được san phẳng, chỉ có một thứ duy nhất là nghệ thuật của các nghệ sỹ thế giới. Ý nghĩ đầu xuất phát từ trong thời đại thông tin và toàn cầu hoá, việc có một sân chơi chung và bình đẳng về công nghệ và kinh tế là cần thiết, nhưng nghệ thuật vẫn mang sắc thái đặc thù vùng miền và dân tộc, các quốc gia đem đến ngôi nhà chung thế giới những sản phẩm văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Ý nghĩ sau cho rằng, chúng ta cùng nói tiếng Anh, tiêu chung một đồng tiền mạnh, không cần một sản phẩm đặc chủng. Ở đâu cũng có sông có núi, có nhà cửa, con người. Nay tôi ở Pháp, mai ở Mỹ, ngày kia sang Trung Quốc, gọi tôi là người gì cũng được. Vả lại suy tôn tính đặc thù cũng dễ dẫn đến xung đột sắc tộc và tôn giáo, hoặc chí ít là tính hẹp hòi dân tộc. Tính cô lập về địa lý, sự chậm tiến về công nghệ trong hàng trăm, hàng nghìn năm dẫn đến những nền văn hoá bản đại đặc trưng, nay bị thay thế bởi tốc độ và thông tin, cất di sản đặc trưng vào trong bảo tàng. Trên thực tế, vấn đề không còn là ý nghĩ nữa, mà đã là những biểu hiện có thật trong đời sống nghệ thuật. Những nghệ sỹ thế giới đã hình thành, họ nhận các dự án, các tài trợ, đi hết nước này đến nước khác, sống và làm việc ở đâu cũng như nhà của mình, và sáng tác ra các tác phẩm phi dân tộc tính. Ở Việt Nam cũng vậy, cũng đã có những nghệ sỹ như vậy, đặc biệt những người làm sắp đặt, Trình diễn và video art. Những sáng tác đó luôn có cảm giác mới lạ và gây sốc với những người xem ít có dịp đi lại giao lưu, ngược lại làm cho nghệ sỹ thấy mình được tắm chung dòng sông nghệ thuật thế giới đương đại…” (Trích đoạn Nghệ thuật ngày thường).
Collections
- 800 - Văn học [6903]