dc.description.abstract | Năm 1993, Samuel P. Huntington tạo ra cuộc tranh luận lớn giữa các nhà lý luận quốc tế với bài viết "Sự va chạm của các nền văn minh" đăng trên tạp chí Foreign Affairs. Trong bài báo, ông lập luận rằng sau khi kết thúc thời kỳ Chến tranh Lạnh, đạo Hồi sẽ trở thành trở ngại lớn nhất cho sự thống trị của phương Tây trên toàn thế giới. Nội dung của quan điểm này phản biện giả thuyết của Francis Fukuyama về sự kết thúc của lịch sử. Hungtington giải thích lý thuyết của mình trong cuốn sách "Sự va chạm của các nền văn minh và Xây dựng lại trật tự thế giới" xuất bản năm 1996, khẳng định các xung đột sau giai đoạn Chiến tranh Lạnh sẽ xuất hiện thường xuyên và đầy bạo lực vì những khác biệt về văn hóa chứ không phải ý thức hệ. Ông cho rằng sẽ xuất hiện những cuộc chiến giữa những nền văn minh lớn trên thế giới - có thể là bảy hoặc tám cuộc xung đột giữa phương Tây, Hồi giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Chính thống giáo…. Để hiểu về các xung đột nghiêm trọng xảy ra trong hiện tại và tương lai, những bất hòa về văn hóa phải được xem là lý do chính chứ không phải các thể chế. Sự gắn bó chặt chẽ giữa nền văn minh phương Tây với Kitô giáo phương Tây không phải là quan điểm của Huntington mà chỉ là quan điểm truyền thống của phương Tây. Các nhà phê bình tranh luận rằng sự phân loại của Huntington quá đơn giản và áp đặt, cũng như đã không xét đến những động cơ nội tại và tình trạng căng thẳng chia rẽ bên trong mỗi nền văn minh. Ngoài ra, nhiều nhà phê bình còn cho rằng Huntington đã bỏ qua những nhu cầu kinh tế - xã hội chưa được đáp ứng về mặt dân số như nhiều nhân tố hiện thực đã tạo ra xung đột. | en_US |