dc.description.abstract | Cuốn tiểu luận của Hồ Anh Thái viết về đô thị và Hà Nội, ghi nhận lại những gì Hà Nội có và mới có, đã có, đang và đã mất, qua nhân vật trung tâm là con người - người ở Hà Nội. Những câu chuyển kể được nhìn bằng con mắt khe khắt, nhưng đầy lo lắng, cũng là cái tình của anh đối với một chốn mà mình yêu thương: cần phải thế nào để có thể yên tâm và tự hào. Tác giả cố gắng giải mã những sự kiện nghe như chuyện lạ, cũng như đưa ra cách hiểu về cuộc đời và con người. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại và tính cách người ở Hà Nội hiện diện như thế nào từ góc nhìn của nhà văn, đặc biệt là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu văn hóa đã từng trải qua nhiều bối cảnh sống: chiến tranh, bao cấp, hòa bình, đổi mới, nông thôn và thành phố, trong nước và năm châu, đọc cuốn sách này sẽ thấy, một cách trào lộng nhưng thâm thúy, và hơn thế, là những phân tích một cách tỉ mỉ sau cái nhìn bao quát. Không như lời phê phán, xoi mói, mà thành là một bài học nhẹ nhàng nhanh nhớ khó quên. Tác giả đã chọn điểm nhìn so sánh giữa đất nước, con người, đô thị, người quản lý với những gì là chuẩn mực bấy lâu - được gọi là nền nã truyền thống, và cái tự do thực dụng trong khuôn khổ của một thế giới phẳng. Một so sánh tưởng chừng cũ kỹ, nhưng mở ra được rõ ràng, sắc nét đâu là nét văn hóa cần có của một con người, và rộng hơn, của một xã hội người. Tri thức, cách xử sự với nhau, đạo đức ở đời với nhau, và với công việc. Cuốn sách còn có thể coi như một ghi chép đặc biệt chuyện của một thời, vốn được viết từ năm 2008, in lần đầu 2009, nhưng cho đến nay vẫn còn nguyên cảnh báo, như mới. | en_US |