Toàn Tập Giải Thích Các Thủ Ấn Phật Giáo
Abstract
Trong nghệ thuật tạo tượng của đức Phật và Bồ Tát, ngoại trừ tượng toàn thân ra, hấp dẫn nhất chắc chắn là những thế “bắt ấn” bằng bàn tay với nhiều kiểu dạng biến hoá. Những thế “bắt ấn” tay (gọi tắt là “thủ ấn”) có mối liên hệ sâu sắc giữa hình dạng bên ngoại với tâm niệm nội tại của Phật, Bồ tát. Từ đó cấu tạo nên tư thế hoàn chỉnh của tượng Phật. Các tượng Phật mang hàm ý khách nhau nên đương nhiên xuất hiện nhiều thế “bắt ấn” khác nhau. Vì vậy “ấn tay” (thủ ấn” là một loại biểu lộ trạng thái và ngôn ngữ khác của Phật, Bồ Tát. Thủ ấn “tên chữ Phạn là mudrã, tên chữ Tây Tạng là Phyag-rgya) hay còn có những tên gọi khác như Ấn thế ngày nay thường dùng để chỉ các tư thế kết lại giữa các ngón tay của hai tay khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc chư tôn Mạn Đà La và để biểu thị tam muội nội chứng tự thân của các vị ấy, hoặc để ấn chứng bản thệ của chư vị, tương ứng thâm nhập vào Tam muội chư tôn là thân, Ý và Ngữ. Nhân đó, chư vị dùng các ngón tay kết thành “Mật ấn”. Trong Tam mật, thủ ấn thuộc về Thân mật.
Collections
- 200 - Tôn giáo [272]