Nghiên cứu khả năng xử lý Cu2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ lõi ngô
Abstract
Ở Việt Nam, hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm bởi các nhà máy thường có quy mô sản xuất vừa và nhỏ nên việc đầu tư vào xây dựng các hệ thống xử lý nước thải còn hạn chế. Hầu hết các hệthống xử lý quá sơ sài nên chất thải thường thải trực tiếp hoặc chỉ được xử lý sơ bộ dẫn đến tình trạng vượt hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải có những phương pháp thích hợp, hiệu quả để xử lý kim loại nặng nhằm tránh và hạn chế những tác động xấu của nó đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Các phương pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như vỏ lạc, rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, lõi ngô đang được đánh giá cao về tính hiệu quả, đơn giản, chi phí thấp, cũng như quy trình xử lý thân thiện với môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn thực hiện nhằm góp phần ứng dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ lõi ngô được đưa vào xử lý môi trường.
Collections
- Khóa luận tốt nghiệp MT [310]