Tìm hiểu khả năng hấp phụ Mangan trong nước của vật liệu hấp phụ chế tạo từ lõi ngô
Abstract
Chế tạo được vật liệu hấp phụ từ nguồn nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp là lõi ngô thông qua quá trình xử lý hóa học bằng natri hidroxit và axit citric. Khảo sát khả năng hấp phụ của nguyên liệu và vật liệu hấp phụ đối với ion Mn2+. Kết quả cho thấy cả nguyên liệu và vật liệu đều hấp phụ được ion Mangan trong dung dịch. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ của vật liệu là tốt hơn so với nguyên liệu (gấp 1,55 lần). Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ Mangan. Kết quả thực nghiệm cho thấy thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu là 80 phút. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng vật liệu đến quá trình hấp phụ Mangan. Kết quả thực nghiệm cho thấy khối lượng vật liệu hấp phụ tối ưu là 1,9 g. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Mangan. Kết quả thực nghiệm cho thấy pH tối ưu là 2. Mô tả quá trình hấp phụ của vật liệu đối với ion Mn2+ theo mô hình Langmuir và thu được giá trị tải trọng phấp phụ cực đại là qmax = 14,71 (mg/g). Khảo sát quá trình hấp phụ động của vật liệu, khả năng hấp phụ của vật liệu khá tốt. Vật liệu sau khi giải hấp được hấp phụ lại với hiệu suất 72,35%.
Collections
- Khóa luận tốt nghiệp MT [310]