Tứ Bình Thực Lục Thời Chúa Trịnh
Abstract
Lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI được đánh dấu bởi một sự kiện độc đáo là sự song song tồn tại hai bộ máy chính quyền; Triều đình do vua Lê đứng đầu, Phủ Liêu do chúa Trịnh nắm giữ, trong mối quan hệ thực tế vương triều Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực quyền thuộc về họ Trịnh từ năm 1599 khi Trịnh Tùng được phong chức Đô Nguyên súy, Tổng Quốc chính, Thượng Phụ Bình An Vương, nắm mọi quyền hành trong nước, mở đầu nghiệp Chúa.Tình hình đặc biệt đó đã dẫn tới việc nhận định, đánh giá các nhân vật cùng sự kiện lịch sử đương thời thiếu một sự khách quan khoa học cần thiết, dẫn tới những lầm lẫn, ngộ nhận đáng tiếc. Nhưng tình hình đến nay đã có sự thay đổi đáng mừng, theo hướng tích cực. Dưới ánh sáng của tư duy sử học đổi mới, lại có thêm nhiều nguồn tư liệu bổ sung, nhiều vấn đề sử học đã dần được làm sáng tỏ, trong số đó có việc đánh giá vai trò họ Trịnh trong lịch sử dân tộc. Trong sự cố gắng chung này, các hậu duệ họ Trịnh đã tỏ ra rất nhiệt tình và năng động. Ngay từ năm 1995, Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hóa với sự phối hợp của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chúa Trịnh - vị trí và vai trò lịch sử” tại Thành phố Thanh Hóa (ngày 12 - 13 tháng 1). Sau đó, ngày 22/7/2008, tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội, sau lễ kỷ niệm 385 năm ngày Triết vương Trịnh Tùng băng hà, Hội đồng họ Trịnh Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về Triết vương Trịnh Tùng. Qua hội thảo, một số vấn đề như nhân cách văn hóa chính trị của Triết Vương Trịnh Tùng, công lao của ông trong việc hoàn thành công cuộc trung hưng của nhà Lê, sự nghiệp văn trị phục vụ đất nước sau chiến tranh của ông đã được nhận định đánh giá thống nhất về cơ bản.
Collections
- 900 - Lịch sử, địa lý [686]